Winner of the Pulitzer Prize

Việt Thanh Nguyễn – Viết lách là sự thôi thúc từ bên trong

Anh Tram interviews Viet Thanh Nguyen about his novels and writing in this article for L’Officiel.

Người yêu văn chương xứ Việt hẳn đã từng nghe tên Việt Thanh Nguyễn – nhà văn gốc Việt đầu tiên đoạt giải Pulitzer văn học với tiểu thuyết đầu tay The Sympathizer.

Trong một chuyên đề đặc biệt về văn học của L’Officiel Vietnam, chúng tôi vinh dự có cuộc trò chuyện với Việt Thanh Nguyễn về quan điểm viết lách, thói quen đọc cũng như nhận xét của anh về ngôn ngữ và về việc văn học Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới

Trước khi trở thành nhà văn, Việt Thanh Nguyễn (1971) là một giáo sư văn hóa sắc tộc Anh Mỹ và văn học tương đối tại Đại học Nam California. Xuất thân là một học giả có ảnh hưởng đến phong cách văn chương của anh. Cuốn tiểu thuyết The Sympathizer hay tập truyện ngắn The Refugees được viết bằng ngôn ngữ chính xác, lạnh lùng và tỉnh táo. Sự dồn nén cảm xúc tạo những xung động dữ dội trong lòng người đọc mỗi khi chạm đến dấu chấm hết của một câu chuyện hay khép lại trang cuối cùng của cuốn sách.

Ngoài đời, trong giao tiếp công việc, Việt Thanh Nguyễn cũng vậy. Anh ngắn gọn, kiệm lời, lịch thiệp và chuyên nghiệp. Chúng tôi chủ yếu làm việc qua email, cùng với sự hỗ trợ của trợ lý riêng của anh. Việt đầy thiện chí bởi anh rất muốn chia sẻ và tiếp cận với công chúng Việt Nam. Tuy nhiên tháng 4 của anh dày đặc những lịch công tác, trò chuyện và giới thiệu sách khắp nước Mỹ. Phải mất gần 1 tháng, bài phỏng vấn này mới có thể thực hiện.

Photo by BeBe Jacobs

THÀNH CÔNG NHỜ… CỨNG ĐẦU

Điều gì đã truyền cảm hứng khiến anh cầm bút và tại sao anh lại quyết định sẽ trở thành một nhà văn?

Ngay từ khi còn nhỏ tôi đã rất thích đọc sách. Những câu chuyện mang lại sự an ủi và sự trốn thoát khỏi tuổi thơ cô đơn của một đứa trẻ tị nạn vẫn thường nhìn thấy cha mẹ mình làm việc 12-14 tiếng mỗi ngày, gần như tất cả các ngày trong năm, trong một cửa hàng tạp hóa Việt Nam. Cùng lúc đó, tôi dần nhận ra gần như không có câu chuyện nào ở Mỹ về những người như tôi hoặc cha mẹ tôi: những người Việt Nam tị nạn hoặc những người châu Á. Tôi trở nên quyết tâm sẽ viết những câu chuyện về chúng tôi.

Anh đã mất rất nhiều năm để theo đuổi việc viết lách mà không nhận được bất cứ sự công nhận nào. Điều gì đã khiến anh tiếp tục kiên định theo con đường này?

Sự cứng đầu. Ý chí để làm việc chăm chỉ và không ngại hy sinh mà tôi học được từ việc nhìn thấy cha mẹ mình làm việc không ngơi nghỉ vì lợi ích gia đình. Cuối cùng, niềm tin rằng viết lách là nghệ thuật và nghệ thuật là một sự thôi thúc tinh thần. Sự thôi thúc đó đòi hỏi sự cống hiến và hi sinh. Suy cho cùng thì tôi yêu nghệ thuật, ngay cả khi không có sự công nhận nào.

Anh có cảm thấy áp lực khi cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình là một thành công lớn?

Tất nhiên là tôi cảm thấy ngỡ ngàng và sau đó thì áp lực chen chân vào. Một phần áp lực là do tôi tạo ra. Tôi có thể sống một cuộc đời yên tĩnh và viết cuốn tiếp theo (điều này hẳn nhiên vẫn đem lại nhiều áp lực) nhưng tôi đã chọn sống một cuộc sống có phần cởi mở hơn, đi nói chuyện khắp nước Mỹ và viết những bài báo cho các tạp chí và tờ báo lớn. Tôi cảm thấy mình có nghĩa vụ phải lên tiếng về những vấn đề mà tôi quan tâm. Điều này khiến mọi người biết đến tôi nhiều hơn và cũng đem lại cho tôi nhiều trách nhiệm, do đó lại càng thêm áp lực.

Bên cạnh chủ đề chiến tranh và tị nạn, có chủ đề nào khác mà anh quan tâm và muốn viết?

Phần tiếp theo của The Sympathizer lấy bối cảnh Paris những năm 1980 vì vậy tôi muốn nói về chủ nghĩa thực dân Pháp và cuộc sống của người Paris. Nhưng cuốn sách tiếp theo của tôi, sẽ ra mắt vào mùa thu năm nay, là sự hợp tác với con trai 5 tuổi của tôi, Ellison (tên đệm của cháu tiếng Việt là Tài Dương). Ellison nghĩ ra ý tưởng rằng cháu sẽ vẽ về những con gà trở thành cướp biển. Chúng tôi bán cuốn sách đó cho một nhà xuất bản và tôi sẽ viết phần chữ. Họa sĩ chuyện tranh Thi Bùi (cuốn sách tuyệt vời của cô ấy The Best We Could Do, về những người tị nạn Việt Nam ở California) và con trai 13 tuổi của cô, Hiển, đang minh họa cho cuốn sách dành cho thiếu nhi này, có tên gọi Chicken of The Sea. Thật là một trải nghiệm tuyệt vời khi được làm việc với các họa sĩ nhí. Tôi hy vọng chúng tôi sẽ trở thành một kiểu hình mẫu cho các bậc cha mẹ người Việt, người châu Á, di cư và tị nạn khuyến khích sự phát triển nghệ thuật ở trẻ, chứ không chỉ hướng các cháu trở thành những bác sĩ, luật sư hay kỹ sư.

CHẠY BỘ TỐT CHO VIỆC VIẾT LÁCH

Anh có hay bí ý tưởng khi viết lách không? Những lúc ấy anh thường làm gì?

Tôi luôn thực hiện nhiều dự án cùng lúc. Nếu tôi bị bí ý tưởng hoặc bị đình trệ trong dự án này, tôi sẽ chuyển sang dự án khác. Ngay khi tôi hoàn thành xong một dự án, tôi đã có dự án tiếp theo để tiếp tục, tôi không tốn thời gian băn khoăn mình sẽ viết gì tiếp theo.

Anh có thể chia sẻ đôi điều về thói quen viết lách của mình? Anh thường viết buổi sáng hay tối muộn? Anh có hay dùng cà phê hoặc trà khi viết lách hoặc nơi đó có cần phải là một nơi thật yên tĩnh không?

Phần lớn cuộc đời, tôi viết trong một căn phòng đơn giản nhìn vào một bức tường trống trơn, trên một máy tính để bàn hoặc laptop, bất cứ khi nào tôi có thời gian rảnh (điều đó nghĩa là bất cứ khi nào tôi không phải dạy học hoặc chấm bài). Nghi thức là một điều dễ chịu với một nhà văn nhưng sau cùng thì một nhà văn phải viết bất cứ khi nào anh ta hoặc cô ta có cơ hội. Khi tôi viết The Sympathizer là một dịp hiếm hoi tôi có xa xỉ thời gian. Tôi có hai năm nghỉ dạy vì vậy tôi có một lịch viết lách lý tưởng: tôi viết 4 tiếng vào buổi sáng, ăn trưa, chạy bộ (điều này giúp tôi giải tỏa đầu óc và nghĩ về việc viết lách của ngày hôm sau), sau đó tôi xem những chương trình TV hay vào buổi tối, điều này thường truyền cảm hứng cho tôi những ý tưởng để xây dựng cốt truyện.

Là một học giả, anh có cảm thấy khó khăn khi viết cho đối tượng độc giả đại chúng? Anh xử lý việc này như thế nào?

Các học giả thường có khuynh hướng viết cho đối tượng nhỏ, chuyên biệt. Tôi học được cách làm điều đó, điều này đồng nghĩa với việc thành thạo ngôn ngữ chuyên môn. Thật là khó để học cách viết cho độc giả đại chúng sau đó. Nhưng tôi cố gắng và cố gắng, cuối cùng thì cũng làm được. Nó giống như học thêm một ngôn ngữ khác vậy. Tôi nghĩ về bản thân như một người nói hai thứ tiếng khi viết học thuật và viết hư cấu.

The Displaced book cover
Nothing Ever Dies cover, forthcoming from Harvard University Press, March 2016

TRÔNG ĐỢI SỰ KHỞI SẮC CỦA VĂN HỌC VIỆT

Chắc hẳn là anh đọc rất nhiều. Kiểu sách nào sẽ thu hút sự chú ý của anh?

Trung bình mỗi tuần tôi đọc một quyển sách. Tôi đọc cả sách giấy và sách điện tử, tôi cũng thường nghe sách nói trong xe ô tô. Tôi vẫn thấy hứng thú với những quyển sách học thuật liên quan đến chuyên ngành (lý thuyết văn học và văn hóa, nghiên cứu dân tộc, nghiên cứu người Mỹ gốc Á), nhưng dành ít thời gian hơn để đọc chúng. Tôi phải dành nhiều thời gian để đọc văn học Mỹ đương đại, bởi vì rất nhiều nhà văn đã nhờ tôi giúp họ và viết lời giới thiệu cho sách họ. Ngoài nghĩa vụ này, tôi còn quan tâm đến những cuốn sách gây tranh cãi về chủ đề và giàu có về ngôn ngữ. Không quan trọng là nó thuộc thể loại nào – tôi thích các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, trinh thám, gián điệp và giật gân; truyện ngắn; tác phẩm hư cấu “giàu tính văn học”; phi hư cấu về các vấn đề đương đại, chính trị…

Anh có nhà văn yêu thích nào không? Anh có nhà văn yêu thích nào không? Anh có từng đọc cuốn sách nào được viết tại Việt Nam và anh nhận xét gì về chúng?

Tôi có rất nhiều nhà văn yêu thích. Xin được liệt kê một vài:  Ralph Ellison, Toni Morrison, William Faulkner, Kazuo Ishiguro, Haruki Murakami. Những nhà văn Việt Nam bao gồm những người viết về chủ đề chiến tranh như Dương Thu Hương, Bảo Ninh, Lê Minh Khuê. Những tác giả kinh điển như Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du. Tôi sắp đọc một bản dịch tiếng Anh mới của Truyện Kiều. Tôi hy vọng rằng bản dịch mới này báo hiệu sự quan tâm mới mang tính toàn cầu với văn học Việt Nam. Văn học Việt Nam bên ngoài Việt Nam thường được biết đến nhiều nhất khi viết về chủ đề chiến tranh hoặc lịch sử xa xưa hơn. Tôi rất muốn có thể thấy những bản dịch tốt hơn của văn học Việt Nam đương đại, như những gì Deborah Smith đã làm với nhà văn Hàn Quốc Han Kang, người đã trở thành một nhà văn quốc tế nhờ những bản dịch của Smith. Kể từ thời Dương Thu Hương hay Bảo Ninh, không có một nhà văn Việt Nam nào có tầm ảnh hưởng quốc tế cả.

Anh là một chuyên gia về ngôn ngữ. Sẽ thật thú vị nếu anh có chia sẻ một vài quan điểm về tiếng Việt, tiếng Anh cũng như những thứ tiếng khác?

Tiếng Anh là một ngôn ngữ toàn cầu được hàng tỉ người sử dụng vì sức mạnh của Anh và Mỹ (do chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa tư bản). Tiếng Việt gần như là một ngôn ngữ quốc gia, ngoại trừ việc nó được đưa ra nước ngoài nhờ cộng đồng người Việt di cư. Ngôn ngữ này được nói bởi hàng chục triệu người và khả năng tiếp cận của nó hạn chế hơn tiếng Anh. Thực ra không thể phân tách ngôn ngữ khỏi quyền lực, điều đó có nghĩa là tiếng Việt và văn học Việt có nhiều hạn chế về tác động và tầm ảnh hưởng. Tôi thấy điều đó thật đáng buồn nhưng đó là thực tế ở thời điểm hiện tại. Tôi nghĩ rất nhiều về việc viết tiếng Anh chứ không phải tiếng Việt, đã có ảnh hưởng đến việc những cuốn sách của tôi có khả năng tiếp cận đến đối tưởng độc giả rộng hơn như thế nào.  Lý do vì đối tượng đọc sách tiếng Anh rộng hơn đối tượng đọc sách tiếng Việt nhiều và thực tế là những cuốn sách thành công bằng tiếng Anh có khả năng được dịch ra nhiều thứ tiếng hơn một cuốn sách thành công bằng tiếng Việt. Một biến cố lịch sử – chiến tranh và việc cả gia đình tôi trở thành những người tị nạn đã dẫn đến việc tôi tập quen với điều kiện viết bằng tiếng Anh. Cũng biến cố đó đã làm tôi viết bằng tiếng Anh như một kẻ ngoài cuộc, như một người có chút kiến thức về tiếng Việt. Tôi nghĩ điều đó giải thích cho việc giọng văn trong The Sympathizer khá dữ dội – bởi vì tôi nhìn tiếng Anh từ bên ngoài và chơi với nó, cũng như gây áp lực cho nó và bắt nó phải làm những thứ mà nhiều người bản ngữ tiếng Anh không thể làm được.

Cảm ơn anh! Chúc anh sớm cho ra đời những tác phẩm mới và tiếp tục thành công!

Read the English translation of the interview below:

1. What inspire you to write? why did you want to become a writer in the first place?


I loved reading and stories as a child. Stories provided solace and an escape from a lonely childhood as a refugee, when I watched my parents work 12-14 hour days, almost every day of the year, in a Vietnamese grocery store. At the same time, I eventually realized that almost none of the stories in the United States were about people like me or my parents: Vietnamese refugees, or Asians. I became determined to write stories about us. 

2. You had spent years and years writing without any recognition. What keep you going?


Stubbornness. The will to work hard and to sacrifice, which I learned from watching my parents work relentlessly for the sake of our family. Finally, my belief that writing is art, and art is a spiritual calling. A spiritual calling requires devotion and sacrifice for the sake of that spiritual calling. In the end, I loved the art, even if there were no recognition.

3. Do you feel pressure when your debut novel is a huge success? 


Of course I was shocked, and then the pressure set in. Part of the pressure is my own doing. I could just live a quiet life and write another book (which would still entail a lot of pressure), but I have chosen to lead a somewhat public life, giving a lot of speeches around the United States and writing articles for major newspapers and magazines. I feel an obligation to speak out about the issues that I care about. That has brought me some visibility and some responsibility, which add to the pressure. 


4. Besides the war and refugee issues, what other topics are you interested in and want to write about?


The sequel to THE SYMPATHIZER is set in Paris of the 1980s, so there I want to talk about French colonialism and Parisian life. But my next book, coming out this fall, is a collaboration with my five-year old son, Ellison (his Vietnamese middle name is Tai Duong). Ellison came up with a story that he illustrated about chickens who become pirates. We sold that book to a publisher, and I wrote the words. The comic book artist Thi Bui (her amazing book is called THE BEST WE COULD DO, about Vietnamese refugees in California) and her thirteen-year old son Hien are illustrating this children’s book, called CHICKEN OF THE SEA. It’s been a great experience to work with children artists. I hope that we are a model for Vietnamese, Asian, immigrant, and refugee parents to encourage the artistry in their children, and not just have them become doctors, lawyers, or engineers.


5. How do you deal with writer’s block?


I am always working on multiple projects at one time. If I am blocked or stalled on one project, I just switch to another. As soon as I have finished a project, I have another one to continue, so I don’t waste any time wondering what I should write next.


6. Can you share something about your writing habit? Do you prefer writing in the morning or the late night? Do you usually drink tea or coffee when writing? Does it have to be a quiet place?…etc


Most of my life I wrote in a plain room looking at a blank wall, on a computer or laptop, whenever I had the free time (this means whenever I was not teaching or grading). Rituals are nice for a writer, but ultimately a writer has to write whenever he or she has the chance. When I wrote THE SYMPATHIZER was a rare time when I had the luxury of time. I had two years off from teaching, and then I had the ideal writing schedule: write for four hours in the morning, have lunch, go running (which helped me clear my mind and think about the next day’s writing), and then watch great television shows in the evening, which helped inspire my thinking about how to plot a story.


7. As an academic, do you find any difficulty in writing for a bigger audience? How do you handle it?


Academics tend to write for small, specialized audiences. I learned how to do that, which meant mastering a specialized language. It was hard to learn how to write for general audiences after that. But I tried and tried, and eventually I could. It was almost like learning another language. I think of myself as bilingual when it comes to writing academically and writing fictionally.  


8. You must read a lot. What kind of books would attract you?


I average about a book a week. I read books in print and electronic books, and I also listen to audio books in my car. I am still interested in academic books in my specialties (literary and cultural theory, ethnic studies, Asian American studies), but have less time to read them. I have to spend much more time on contemporary American fiction, because I am asked by a lot of writers to help them and provide endorsements for their books. Outside of this obligation, I am interested in books that are provocative in topic and rich in language. It doesn’t matter what their genre is—I like science fiction, detective, spy, and thriller novels; short stories; “literary” fiction; nonfiction about contemporary, critical issues. 


9. Do you have any favorite writers (all time and contemporary)? Have you ever read any books which is written in Vietnam and what do you think about them?


So many favorite writers. Just to name a few: Ralph Ellison, Toni Morrison, William Faulkner, Kazuo Ishiguro, Haruki Murakami. Vietnamese writers include the ones who have dealt with war, like Duong Thu Huong, Bao Ninh, Le Minh Khue. Classic writers like Ho Xuan Huong and Nguyen Du. I am about to read a new English translation of The Tale of Kieu. I have hopes that this new translation signals new global interest in Vietnamese literature. Vietnamese literature outside of Viet Nam is mostly known for dealing with the war or with an even older history. I would like to see better translations of contemporary Vietnamese literature, like what Deborah Smith has done recently for the Korean writer Han Kang, who has now become a global writer because of Smith’s translations. There has not been a Vietnamese writer with global impact since Duong Thu Huong or Bao Ninh.  


10. You are a language professional. It would be intersesting if you share some thoughts on Vietnamese, English and other languages. Do you have any comment about these languages?


English is a global language spoken by billions because of English and American power (due to imperialism, colonialism, capitalism). Vietnamese is mostly a national language, except for how it is carried overseas by Vietnamese diaspora populations. The language is spoken by tens of millions and its reach is more limited than English. It’s impossible to separate language from power, which means that the Vietnamese language—and literature—has more limited impact and influence. I find that sad, but that’s the reality at the moment. I think a great deal about how writing in English, versus Vietnamese, has had an effect on how my books probably have access to larger audiences.  This is due both to the fact that English-reading audiences are much larger than Vietnamese-reading audiences, and also to the fact that a book that is successful in English is much more likely to be translated into many languages than a book that is successful in Vietnamese. An accident of history—war, and how it turned my family into refugees—has led to me inhabiting this condition of writing in English. But this same accident means that I can also write in English as an outsider, as someone with some knowledge of Vietnamese. I think this accounts for how the prose in THE SYMPATHIZER is fairly intense—because I was looking at English from the outside and playing with it, as well as putting pressure on it and making it do things that many native speakers of English cannot.

Share

Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

More Interviews