Winner of the Pulitzer Prize

Nguyen Thanh Viet – Refugees

In this review for Tiếp Thị Thế Giới, Ngân Hà discusses The Refugees by Viet Thanh Nguyen.

Phần lớn người Việt Nam đọc sách, xem phim, hay bất kỳ một tác phẩm nghệ thuật nào đều thích có “thông điệp” – nó là một từ phổ biến đến nỗi ngay khi một người bạn biết tôi đang đọc tập truyện của Nguyễn Thanh Việt thì buột miệng: “Nó mang thông điệp gì vậy?”

Nguyễn Thanh Việt đã gây được tiếng vang lớn khi đoạt giải Pulitzer cho tác phẩm Sympathizer năm 2016, là cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông.

chút về công việc của người viết văn: “Đến mười một giờ mà anh ấy vẫn không hiện ra, má tôi đi ngủ. Tôi lại xuống tầng hầm và cố viết. Viết tức là bước vào sương mù, mò mẫm tìm một con đường từ thế giới này tới thế giới huyền ảo của chữ nghĩa, một con đường mà không phải hôm nào cũng dễ dàng tìm thấy”. (Những người đàn bà mắt đen – trang 29).

Vâng, trong cái thế giới huyền ảo ấy, người viết chẳng cố tìm cho mình thông điệp gì cả như người đọc muốn, họ chỉ đa

ng cố vén màn sương mù, xem thử phía chân trời xa xa kia có một thế giới nào khác, một thế giới mà như trong truyện ngắn Những người đàn bà mắt đen, Việt đã mô tả nó y như thế giới này, vậy liệu có điều gì mà anh tò mò muốn biết hơn chăng?

Thật ra, chẳng có điều gì ngoài nỗi đau quá khứ mà nhân vật của anh đã cố ý đậy nó lại sau đằng đẵng nhiều năm trời, theo mẹ tha phương rời bỏ quê nhà đầy vết thương của chiến tranh và của những cõi lòng tan nát theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Thế giới mà anh vén mở đó, nó là máu và nước mắt, những xác người và cả cái chết của người thương yêu nhất vì mình mà bỏ mạng. Liệu có nỗi đau nào hơn thế nữa trên cõi đời này?

Vậy mà thế giới đó ám ảnh chúng ta, luôn làm cho chúng ta khiếp sợ bởi chính sự trở về của người thân mang quá khứ đau thương.

Tập truyện ngắn Người tị nạn được xuất bản và phát hành tại Việt Nam vào những ngày cuối năm 2017.

không dịch cho tập sách in ở Việt Nam. Sau truyện Những người đàn bà mắt đen tràn ngập không gian ký ức đau thương người Việt, đến những câu chuyện sau đã là lưu vong xứ người, lênh đênh mãi, trong cả sự mặc cảm, hèn yếu lẫn chút láu cá, khôn lỏi của người Việt với số kiếp tha hương nên chống chọi với sự nghèo đói và tuyệt vọng bằng những cái gai nhọn xấu xí. Nhưng không chỉ người Việt, ngay cả những người lính tham chiến tại Việt Nam, Thái Lan hay một nước thứ ba, họ cũng không thể xoá đi quá khứ của mình dù họ đã tìm mọi cách “đền bù” cho con cái họ. Cái khiên che chắn giữa những gì họ đã làm trong quá khứ (và đã không sòng phẳng để dám đối mặt với nó) giờ đã trở thành “cái quả” mà trước sau gì con cái họ cũng phải trả, và đó là lối nói mà chúng ta áp đặt luật nhân quả vốn đang thịnh hành từ mấy ngàn năm nay. Nhưng sự thật, theo tôi, đó chỉ là hậu quả của sự hèn yếu và chạy trốn những truy xét tội lỗi bản thân. Nhân vật Carver trong truyện Người Mỹ là một sĩ quan không quân đã từng tham chiến ở Đông Dương và nhiệm vụ của ông là lái máy bay thả bom. Sau khi rời quân ngũ may mắn sống sót trở về, Carver đã tạo lập một gia đình êm ấm với những đứa con mà ông chăm sóc nâng niu từng ngón chân nhỏ bé. Khi trưởng thành, đứa con gái mà ông yêu thương nhất đã khước từ mọi thứ có sẵn của cha, lên đường sang Việt Nam để đi dạy tiếng Anh cho những đứa trẻ nghèo và cô yêu một chàng trai người Mỹ trong nhóm đi phá mìn còn sót lại trên cánh đồng ở Quảng Trị – vùng đất đã rất nổi danh với “Đại lộ kinh hoàng” trong trận chiến “Mùa hè đỏ lửa” 1972. Những câu văn mô tả khiến ta không biết cười hay khóc: “Tụi nó bị cụt từ nhỏ do chơi với bom bi”, Legaspi giải thích. Tom và Jerry (tên do Legaspi, người đi gỡ mìn đặt cho bọn nhỏ ở Quảng Trị, làm hầu phòng nơi cậu ta ở trọ – NV) mỉm cười bẽn lẽn, chân tay giả của chúng có vẻ như lấy từ những tượng mẫu quần áo, màu càphê sữa nhạt của nhựa dẻo không tiệp lắm với màu sôcôla sữa của chúng. Điều ám ảnh Carver ở những khúc tay chân tháo ra được này không chỉ làm màu sắc không hợp, mà ở chỗ chúng nhẵn nhụi không lông…” (Người Mỹ, trang 139).

Thế nên, thật ra Người tị nạn chẳng mang thông điệp gì, nó là những nỗi ám ảnh.

“Ám ảnh”, chúng ta thường thốt lên khi nhìn những bức tranh vẽ người không đầu, những gương mặt phủ màu đen dù chúng cúi gập hay ngửa lên của hoạ sĩ Nguyễn Thái Tuấn bên cạnh những tàn tích đổ nát ở Quảng Trị, hay xem bộ phim Star War về cuộc chiến của thế giới viễn tưởng mà ta có thể đến đó trong một vài thiên niên kỷ nữa… “Ám ảnh” đó là một “nhân vật” trong đầu của Nguyễn Thanh Việt gieo vào trong chúng ta mỗi khi đọc gì đó về chiến tranh và sự huỷ diệt cả thể xác lẫn tâm hồn. Thậm chí nó còn mãi cả trong một người đã dần bị mất trí nhớ như nhân vật trong truyện Một ai đó khác ngoài bạn, một “em Yến” của người đàn ông đã từng rời Sài Gòn sau một chín bảy lăm và sống thêm đoạn đời hơn ba mươi năm với người vợ thuỷ chung nhưng kể cả lúc trí nhớ không còn, nỗi ám ảnh về “Yến” vẫn còn nguyên và nó khiến người vợ thuỷ chung ấy – như một mẫu số chung về những người phụ nữ Việt, trở nên đau đớn với hiện tại một cách kỳ lạ đến nỗi bà đã từng mong ông hãy chết cùng “Yến” ngay lập tức, thay vì nhắc đến tên người phụ nữ khác trước mặt bà. Cuối cùng, bà đã nhận ra, không thể khác được, thay vì chống lại ký ức, bà hãy là “Yến” hiện hữu của ông, cho những ngày cuối đời.

Mỗi câu chuyện của Thanh Việt đều có nhiều nhân vật, và dĩ nhiên, thông thường vẫn là một nhân vật chính làm xương sống cho những diễn giải về thế giới. Và mỗi nhân vật của Thanh Việt trong toàn bộ bảy truyện ngắn này đều mang những nỗi ám ảnh về chiến tranh, nỗi đau, sự đớn hèn và cả những quá khứ không thể hoàn trả bằng sự che lấp, quên lãng, thậm chí là cả bị
mất trí cơ học, cũng không xoá đi được.

Cách mà Nguyễn Thanh Việt viết, như một người thì thầm bên ta, trong đêm tối, dưới gối chăn êm ấm những nỗi đau bằng giọng… tỉnh trần của người đã có những lúc bước ra khỏi lòng sông sâu. Để đạt đến một cảm thức như nhiên như thế, ông chắc chắn đã phải suy tư, chiêm nghiệm mọi ký ức mà ông đã từng trải, nghe và thấy thêm nhiều nữa, để hoàn tất những gì mình đã viết trong vòng năm năm (2007 – 2011) trong một tập truyện với những nỗi ám ảnh thân phận người.

“Nguyễn Thanh Việt, sinh ngày 13/3/1971 tại Buôn Ma Thuột. Sang Mỹ cùng gia đình từ năm 1975. Ông tốt nghiệp cử nhân ở trường University of California, Berkeley và học tiếp lấy bằng tiến sĩ Anh ngữ năm 1997.

Ông đã gây được tiếng vang lớn khi đoạt giải Pulitzer cho tác phẩm Sympathizer năm 2016, là cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông. Cuốn sách Người tị nạn (tựa gốc: The Refugees, 2017) là cuốn thứ hai xuất bản và đã nhận được những đánh giá cao của giới phê bình văn chương Mỹ ngay sau khi phát hành.

Tập truyện ngắn Người tị nạn được xuất bản và phát hành tại Việt Nam vào những ngày cuối năm 2017. Với sự đồng ý của tác giả, truyện ngắn có tựa War Years đã từng đăng trên TriQuarterly đã không đưa vào tập sách này khi in ở Việt Nam. Cuốn sách do dịch giả Phạm Viêm Phương chuyển ngữ tài tình, mà vẫn giữ được nét văn chương sang trọng của văn hoá ngôn ngữ bản địa.”

Share

More Reviews