Winner of the Pulitzer Prize

Let’s Talk: On Art, Communism and Controversy

I’m proud to be a Vietnamese American, but on some days I’m sad to be one. This is one of those days, in the aftermath of the forced, premature closure of “FOB II: Art Speaks,” the show of fifty-plus art works by Vietnamese American artists organized by Orange County’s Vietnamese American Arts and Letters Association (VAALA). One work, by Brian Doan, is a photograph featuring a young woman wearing a red T-shirt with a yellow star—the national flag of Communist-controlled Viet Nam—with a bust of Ho Chi Minh on the table next to her. A vocal faction of the Vietnamese American community decided that this one work, whose meanings in my eyes are ambiguous, advocated Communism and that the entire show should be shut down. During a press conference at which VAALA argued for using art to open dialogues and represent many voices, some members of the community vandalized the work in question.

brian-doan

Brian Doan’s work featured in “FOB II: Art Speaks”

This is but the latest incident in a passionate history of Vietnamese American anti-Communism. There has been much discussion about this show regarding free speech, artistic expression, Communism, the suffering of Vietnamese refugees, and whether art should mix with politics. Those are too many issues for me to discuss here. What I want to talk about is “community,” the most important word used in the controversy over the show. Community is crucial to everyone, but Vietnamese Americans feel the idea particularly strongly. All minority groups feel the pressure to bond together in the face of a larger American society, and American society feels the same when faced with external threats, like 9/11. When someone’s assaulting us, it’s comforting to fall back upon being us versus them, and my country, right or wrong, or it’s black and white. For some Vietnamese Americans, this either-or thinking revolves around Communism: if you’re not against Communism, you must be a Communist, or if you show a picture of Ho Chi Minh, you’re a Communist. Never mind the shades of gray that complicate most of our lives, and never mind that art should force us to confront the uncomfortable questions of being in between right or wrong, black and white, us and them that all of us must answer at some point.

Some Vietnamese Americans turn to the idea of “community” to avoid dealing with these uncomfortable questions. For them, anything that harms the community is bad and must be suppressed. Of course, that leaves open this question: who is the community? I refuse to believe that the Vietnamese American community is composed of the people who shout the loudest and who demand everyone acknowledge that their pain is the pain that matters the most. These people are a part of the Vietnamese American community, but there are so many more people with so many more ideas, feelings, and ways of seeing the world. What are these ways? I’m not sure, because all those voices are not being heard. Vietnamese Americans are afraid to speak out and be shouted down by the one group that claims for itself the name of the community. So let’s forget the word “community” and replace it with “communities.” There isn’t one Vietnamese American community, there are many Vietnamese American communities, just as their isn’t one America, but fifty United States and multitudes upon multitudes of American communities whose stories need to be told. This is ultimately the point of VAALA’s art show.

Lastly, some younger Vietnamese Americans say that we shouldn’t go against the “community,” because that would mean contradicting our elders, who have sacrificed so much for us. I love and honor my parents, but does that mean I think they’re right all the time? My parents are opposed to abortion; I support a woman’s right to choose. My parents voted for John McCain; I voted for Barack Obama. These important differences came up over Christmas dinner. Did we shout and curse and call each other names? No. We talked.

Tôi hãnh diện được làm người Việt Nam, nhưng có nhiều khi cũng vì thế mà tôi phải buồn phiền. Lúc này đây là một trong những trường hợp đó, giữa khung cảnh tàn cuộc của cuộc triển lãm “FOB – Nghệ thuật lên tiếng” bị ép uổng phải đóng cửa sớm, buổi triển lãm quy tụ hơn năm mươi tác phẩm của nghệ sĩ Mỹ gốc Việt, do Hội Văn học Nghệ thuật Việt Mỹ (VAALA) ở quận Cam tổ chức. Một tác phẩm nhiếp ảnh, của Brian Đoàn, mang hình chụp một cô gái mặc áo đỏ có ngôi sao vàng – quốc kỳ của nước Việt Nam dưới chế độ Cộng sản – với một pho tượng nhỏ của Hồ Chí Minh đặt bên cạnh cô. Một bộ phận của cộng đồng người Mỹ gốc Việt lên tiếng, buộc cho tấm hình này – tấm hình mà theo tôi nhìn, biểu đạt một tính cách đa nghĩa – là nó tuyên truyền cho chủ nghĩa Cộng sản và toàn thể cuộc triển lãm phải bị dập tắt. Trong buổi họp báo mà VAALA đã mượn cơ hội để đưa ra quan điểm xử dụng nghệ thuật như một đối thoại mở và đại diện cho nhiều tiếng nói, vài thành viên của cộng đồng đã tự ý phá hoại đi vài tác phẩm.

Đây chỉ là biến cố mới nhất trong một lịch sử chống Cộng dài sôi động của người Mỹ gốc Việt. Người ta đã bàn cãi rất nhiều chung quanh triển lãm này về những khái niệm như tự do ngôn luận, cách biểu đạt nghệ thuật, chủ nghĩa Cộng sản, những đau thương của người tị nạn, và có nên lẫn lộn nghệ thuật với chính trị không. Những vấn đề đó quá nhiều và dài dòng để tôi có thể thảo luận ở đây. Tôi chỉ muốn nói đến hai chữ “cộng đồng”, từ ngữ quan trọng nhất trong cuộc tranh cãi về buổi triển lãm. Cộng đồng là cái gì đó quan yếu với tất cả mọi người, nhưng người Việt hải ngoại cảm nhận ý nghĩa đó đặc biệt mạnh mẽ. Mọi nhóm thiểu số đều chịu một áp lực phải gắn bó chặt với nhau để đối diện với một xã hội Mỹ lớn lao hơn, và xã hội Mỹ cũng vậy, khi phải đối đầu với đe doạ từ bên ngoài, như vụ 9/11. Khi bị tấn công, người ta thấy dễ dàng và thoải mái hơn khi quay trở lại cách suy nghĩ “chúng ta chống lại chúng nó”, “đúng hay sai, vẫn là nước của tôi”, và “hoặc trắng, hoặc đen”. Đối với nhiều người Mỹ gốc Việt, cách suy nghĩ “một là bên này, hai là bên kia” đó xoay quanh chủ nghĩa Cộng sản: anh không chống Cộng nghĩa là anh theo Cộng sản, hay anh trưng ra một tấm hình Hồ Chí Minh nghĩa là anh theo Cộng sản. Cứ mặc kệ cái sắc độ xám làm cho mọi sự ra phức tạp, cũng như cứ mặc kệ ý nghĩa của nghệ thuật chính ra là buộc chúng ta phải đối diện với những câu hỏi không thoải mái từ chỗ đứng ở giữa đúng với sai, trắng với đen, chúng ta hay chúng nó, mà mỗi chúng ta đến một lúc nào đó đều buộc phải trả lời.

Nhiều người Việt hải ngoại quay về ý niệm “cộng đồng” để tránh phải giải quyết những câu hỏi phiền phức đó. Đối với họ, cái gì tổn hại đến cộng đồng đều xấu và phải bị trấn áp. Dĩ nhiên, nói như thể vẫn không có gì trả lời câu hỏi: cộng đồng là ai vậy? Tôi từ chối không muốn tin rằng cộng đồng hải ngoại chỉ bao gồm những người to tiếng hò hét nhất, đòi hỏi mọi người phải nhìn nhận sự tổn thương của họ là chuyện quan trọng nhất trên đời này. Họ là một phần của cộng đồng Việt hải ngoại, nhưng cũng còn biết bao nhiêu người khác nữa, với biết bao nhiêu ý tưởng, cảm giác, và cách nhìn cuộc sống khác. Những cách nhìn ấy như thế nào? Tôi không biết, vì có ai nghe thấy những tiếng nói ấy đâu. Người Việt ai cũng sợ nói ra rồi sẽ bị sự hò hét phản đối của nhóm đang tự nhận danh nghĩa là cộng đồng. Cho nên, chúng ta hãy thử quên đi chữ “cộng đồng” và thay vào bằng “các cộng đồng”. Không chỉ có một cộng đồng người Mỹ gốc Việt, mà có rất nhiều cộng đồng Mỹ gốc Việt, cũng như không phải chỉ có một nước Mỹ, mà có đến 50 bang trong một Hợp chủng quốc, và tầng tầng lớp lớp những cộng đồng nằm trong mỗi cộng đồng, cái nào cũng có một câu chuyện cần phải kể ra. Đó chính là ý nghĩa tối hậu của cuộc triển lãm VAALA.

Sau cùng, nhiều người Việt trẻ tuổi hải ngoại cho rằng chúng ta không nên chống lại cộng đồng, vì điều đó nghĩa là xung đột với các bậc cha anh, người đã hy sinh nhiều cho chúng ta. Tôi yêu quý và tôn vinh cha mẹ tôi, nhưng không có nghĩa là tôi nghĩ lúc nào họ cũng đúng. Cha mẹ tôi chống phá thai, tôi thì ủng hộ quyền chọn lựa của người phụ nữ. Cha mẹ tôi bầu cho John McCain, tôi bầu cho Barack Obama. Lúc gia đình ngồi vào bàn ăn Giáng sinh với nhau, những cái khác biệt ấy thế nào rồi cũng nảy ra trong câu chuyện. Nhưng chúng tôi có lớn tiếng, chửi bới và gọi nhau bằng đủ thứ tên không? Không. Chúng tôi cùng trò chuyện.

Viet Thanh Nguyen

_____

“Let’s Talk” was originally published on Damau.org on May 2, 2009.

Share

Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

More Essays